Chuyên gia đạo đức robot, cố vấn tiền tệ số, quản lý bảo mật… là một số ngành nghề được dự báo sẽ trở thành xu thế trong tương lai.
Chọn ngành, chọn nghề là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đời người bởi nó ảnh hưởng đến tương lai nghề nghiệp và sự hài lòng với cuộc sống của chúng ta. Việc lựa chọn ngành nghề đúng đắn giúp mỗi cá nhân phát huy tối đa khả năng và đam mê của mình. Do đó, việc cân nhắc kỹ lưỡng, tìm hiểu thông tin và thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình chọn ngành, chọn nghề. Ngoài ra, xu hướng thời đại cũng là yếu tố được nhiều bạn trẻ đặt lên bàn cân mỗi khi cân nhắc về định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Thấu hiểu điều đó, PGS.TS Trần Thành Nam – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, đồng thời là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra những dự báo về những nghề nghiệp trong tương lại. Trong đó, phần lớn các ngành đều liên quan đến công nghệ và AI.
Những ngành nghề xu thế trong tương lai
1. Nhà thiết kế môi trường ảo (Virtual Habitat Designer): Tạo ra các môi trường sống và làm việc ảo cho mục đích giáo dục, giải trí và công việc từ xa.
2. Hướng dẫn viên du lịch không gian (Space Tourism Guide): Hỗ trợ và hướng dẫn du khách trong các trải nghiệm du lịch ngoài không gian.
3. Người môi giới dữ liệu cá nhân (Personal Data Broker): Quản lý và đàm phán việc sử dụng dữ liệu cá nhân với các công ty và tổ chức.
4. Người xây dựng hành trình thực tế tăng cường (Augmented Reality Journey Builder): Thiết kế và tạo ra các trải nghiệm thực tế tăng cường trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, du lịch và giải trí.
5. Chuyên gia đạo đức robot (Robotics Ethicist): Giải quyết các vấn đề đạo đức liên quan đến việc phát triển và triển khai robot và AI.
6. Chuyên gia đảo ngược khí hậu (Climate Reversal Specialist): Phát triển và triển trai các chiến lược và công nghệ để giảm bớt và đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu.
7. Kỹ thuật viên y tế hỗ trợ bởi AI (AI-Assisted Healthcare Technician): Sử dụng công cụ AI để cải thiện việc cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân.
8. Chuyên gia hồi sinh loài tuyệt chủng (Extinct Species Revivalist): Sử dụng kỹ thuật gen để hồi sinh các loài đã tuyệt chủng hoặc tạo ra các sinh vật lai mới.
9. Kiến trúc sư không gian (Space Habitat Architect): Thiết kế và xây dựng các không gian sống và làm việc bền vững trong môi trường ngoài trái đất.
10. Cố vấn tiền tệ số (Digital Currency Advisor): Hướng dẫn cá nhân và doanh nghiệp trong thế giới mới của tiền tệ số và công nghệ blockchain.
11. Quản lý bảo mật (Privacy Manager): Bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu của cá nhân và tổ chức trong thế giới kết nối số.
12. Chuyên gia tích hợp công nghệ – người (Human – Technology Integration Specialist): Tạo điều kiện tích hợp công nghệ tiên tiến vào cơ thể người, như giao diện thần kinh và các thiết bị giả thích.
Cũng theo chia sẻ của PGS.TS Trần Thành Nam, đến 2030, Việt Nam cơ bản sẽ trở thành 1 quốc gia số. Trên thực tế, “những công việc tốt nhất năm 2023” theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới đã thể hiện sự chuyển dịch này trong xu hướng ngành nghề.
Ngoài ra, PGS.TS Trần Thành Nam còn đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ trong thời đại số. Theo đó, trong kỷ nguyên số, khi mọi kiến thức sẽ trở nên lỗi thời rất nhanh thì chúng ta cần:
– Chủ động học hỏi và tìm tòi phát triển bản thân liên tục
– Đặt ra những mục tiêu cụ thể trong năm mới và tập trung theo đuổi chúng
– Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân vì bạn giỏi đến đâu cũng không thể hoàn thành được các mục tiêu nếu tinh thần của bạn không khỏe
– Hãy giữ tư duy tích cực và linh hoạt trước những thay đổi. Tương lai trong thế giới chúng ta đang sống trở nên bất định hơn bao giờ hết nên điều cần rèn luyện cho bản thân trong năm mới là sự kiên cường trước nghịch cảnh và năng lực thích ứng linh hoạt trước mọi biến đổi.
Dưới đây là “những công việc tốt nhất năm 2023” theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới. Được biết, bảng xếp hạng này dựa trên tỷ lệ cân bằng giữa công việc và cuộc sống của người lao động.
1. Data Scientist (Nhà khoa học dữ liệu)- 114,808 đô la (hơn 2,8 tỷ đồng)
2. SEO Manager (Quản lý SEO) – 45,720 đô la (hơn 1,1 tỷ đồng)
3. Talent Acquisition Specialist (chuyên viên thu hút nhân tài) – 63,504 đô la (hơn 1,5 tỷ đồng)
4. Social Media Manager (Quản lý mạng xã hội) – 40,000 đô la (hơn 981 triệu đồng)
5. Substitute Teacher (Giáo viên dạy thay) – 24,380 đô la (gần 600 triệu đồng)
6. Recruiting Coordinator (Điều phối viên tuyển dụng) – 44,700 đô la (gần 1,1 tỷ đồng)
7. UX Designer (Nhà thiết kế UX) – 91,440 đô la (hơn 2,2 tỷ đồng)
8. Digital Marketing Manager (Quản lý Marketing số) – 70,052 đô la (hơn 1,7 tỷ đồng)
9. Marketing Assistant (Trợ lý tiếp thị) – 32,512 đô la (gần 800 triệu đồng)
10. Web Developer (Nhà phát triển web) – 66,040 đô la (hơn 1,6 tỷ đồng)
11. Risk Analyst (Phân tích rủi ro) – 69,088 đô la (gần 1,7 tỷ đồng)
12. Civil Engineer (Kỹ sư xây dựng) – 65,532 đô la (hơn 1,6 tỷ đồng)
13. Client Manager (Quản lý khách hàng) – 71,120 đô la (hơn 1,7 tỷ đồng)
14. Instructional Designer (Thiết kế giảng dạy) – 66,040 đô la (hơn 1,6 tỷ đồng)
15. Marketing Analyst (Nhà phân tích tiếp thị) – 60,000 đô la (gần 1,5 tỷ đồng)
16. Software QA Engineer (Kỹ sư QA phần mềm) – 91,440 đô la (hơn 2,2 tỷ đồng)
17. Web Designer (Nhà thiết kế Web) – 53,848 đô la (hơn 1,3 tỷ đồng)
18. Research Technician (Kỹ thuật viên nghiên cứu) – 36,525 đô la (gần 900 triệu đồng)
19. Program Analyst (Nhà phân tích chương trình) – 71,120 đô la (hơn 1,7 tỷ đồng)
20. Data Analyst (Nhà phân tích dữ liệu) – 58,928 đô la (hơn 1,4 tỷ đồng)
21. Content Manager (Quản lý content) – 60,960 đô la (gần 1,5 tỷ đồng)
22. Solutions Engineer (Kỹ sư giải pháp) – 92,456 đô la (hơn 2,6 tỷ đồng)
23. Lab Assistant Trợ lý phòng thí nghiệm) – 27,550 đô la (hơn 675 triệu đồng)
24. Software Developer (Nhà phát triển phần mềm) – 80,000 đô la (gần 2 tỷ đồng)
25 Front End Developer (Nhà phát triển giao diện người dùng) – 75,000 đô la (hơn 1,8 tỷ đồng).